Phạm Văn Auto đi du Xuân 2017
Phạm Văn Auto đi chợ Viềng “mua may bán rủi” tại Nam Định xuân 2017
Cứ mỗi lần xuân đến là Giám đốc công ty “Phạm Văn auto” cùng tất cả các nhân viên thuộc các chi nhánh đi du xuân. Năm nay 2017 – xuân Đinh Dậu điểm đến của chúng tôi là Chợ Viềng Nam Định
Được biết phiên chợ nổi tiếng tại Nam Định này có tới 2 địa điểm: Một là tại thị trấn Nam Giang, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định. Hai là Xã Kim Thái, huyện Vụ Bản đây cũng là phiên chợ Viềng chính của Nam Định mà Phạm Văn auto sẽ đến.Tập trung tại Hà Nội sáng mùng 7, đoàn chúng tôi xuất phát từ 8h sáng. Sau hơn 2h chạy xe thoáng xa xa chúng tôi đã thấy tòa bảo tháp Hòa Bình 13 tầng ẩn hiện trong tiết trời se lạnh kèm chút mưa phùn.Nhìn các biển số xe xung quanh có thể thấy du khách thập phương các tỉnh đã về đây từ khá sớm: Thái Bình, Thanh Hóa, Ninh Bình, Hòa Bình, Tuyên Quang, Lào Cai, Phú Thọ thậm chí còn rất nhiều đoàn tham quan từ các tỉnh miền trung như Huế, Nghệ An cũng tề tựu nơi này, điều đó cho thấy sức hút của phiên chợ độc đáo này.
Chợ Viềng – Mua may bán rủi, chỉ nghe câu đó thôi cũng lý giải tại sao phiên chợ được mở duy nhất một lần trong năm lại đông như thế. Được mở từ ngày mùng 7 tháng Giêng hàng năm đến hết mùng 8 ngày hôm sau, nhưng chủ yếu lại là đêm ngày mùng 7. Không bày bán những mặt hàng hào nhoáng như Vàng Bạc trang sức mà chủ yếu lại là những đồ làm nông như : quốc. thuổng, xẻng, rá, rổ… cho đến cây cảnh, cây bon sai xanh, xi, sung, lộc vừng… hoặc cả cây ăn quả ớt, ổi, chanh, táo. Những món đồ giả cổ cũng rất được ưa chuộng. Theo yếu tố tâm linh nên những người bán không nói thách quá cao, người mua cũng không trả giá quá lời để cầu may mắn.
Đoàn Phạm Văn auto lạc nhau vì đường đông như mắc cử.
Khoảng 21h tối dòng người càng đổ dồn về chợ hơn , các phương tiện từ bán kính 4km đã không di chuyển được, Phạm Văn bao gồm 19 người đã bị chia làm 2 đoàn vì quá đông. Buổi tối dường như tôn kính hơn khi các chùa, đền được thắp đèn
Hội chợ Viềng, khu hội chợ chính nằm trong thôn Trung Thành nhưng bao xung quanh nó là cả một quần thể di tích, như đình chùa, đền phủ, lăng tẩm, rất đẹp như lăng Mẫu, đền Vua, chùa Long Vân, chùa Cao, Phủ Tiên Hương, phủ Vân Cát, đình ông Khổng… được xây dựng từ thứ kỷ 19 cách đây hàng trăm năm. Các di tích này được Bộ Văn hóa xếp hạng là “di tích lịch sử văn hoá”. Cụm di tích này chủ yếu thờ bà chúa Liễu Hạnh – một nhân vật văn hoá dân gian vừa giống như có thật, vừa như truyền thuyết, Bà được dân gian phong Thánh, vừa được sắc phong như Thần, vừa được coi như bà Chúa, cô Tiên… Ðiều quan trọng hơn cả là sự tích và hình tượng bà Chúa Liễu đã đi vào tâm thức và trở nên bất tử trong lòng mọi người dân trong vùng. Cho nên dù là người bản địa hay khách thập phương về đây không chỉ đi dự hội chợ Viềng mà còn để đi lễ chùa, đền phủ Bà Chúa để cầu may cầu lộc đầu xuân.
P/s: Đến khoảng 3h sáng Phạm Văn chúng tôi tập trung tại điểm hẹn để lên ô tô về Hà Nội. Nghe lái xe giới thiệu tại nơi đất thiêng, địa linh nhân kiệt này sản sinh ra bao con người tài và cũng rất nhiều phong tục hay nữa – Vào ngày 14 âm lịch tháng giêng Nam Định Khai ấn Đền Trần, Phạm Văn sẽ quay lại nơi đây sau 1 tuần nữa. Hãy theo dõi Phạm Văn auto nha.